Ngành thực phẩm – đồ uống đối mặt nhiều thách thức

05/05/2024 HCMC foodex

Nguy cơ suy thoái ở nhiều nền kinh tế đã ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng, hệ quả là ngành thực phẩm – đồ uống (F&B) đang phải đối mặt với nhiều “cơn gió ngược”.

Ngành thực phẩm - đồ uống đối mặt nhiều thách thức

Theo một báo cáo từ Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), tỷ lệ doanh nghiệp ghi nhận tăng doanh thu cũng giảm theo (từ năm 2022 đến năm 2023 giảm 3,9%). Đáng chú ý, tỷ lệ doanh nghiệp ghi nhận giảm lợi nhuận (41,7%) lớn hơn đáng kể tỷ lệ doanh nghiệp giảm doanh thu (33,3%), cho thấy không ít doanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận lại không như kỳ vọng.

Những khó khăn của ngành F&B Việt Nam được thể hiện qua diễn biến chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của hai ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống khi chỉ số này giảm liên tiếp từ cuối quý I đến giữa quý II/2023. Cùng với dấu hiệu phục hồi chậm của chỉ số IIP được ghi nhận từ cuối quý II, hoạt động ngành F&B có khả năng cải thiện, nhưng khó đạt được sự tăng trưởng bứt phá.

Ngành thực phẩm - đồ uống đối mặt nhiều thách thức

Muôn vàn khó khăn

Năm 2023, mặc dù áp lực về lạm phát hạ nhiệt nhưng những lo ngại về suy thoái kinh tế lại gia tăngThực tế, 84,6% doanh nghiệp ngành F&B tham gia khảo sát cho rằng suy thoái kinh tế toàn cầu là khó khăn lớn nhất phải đối mặt trong năm nay. Tỷ lệ này đã gia tăng mạnh từ 60% vào năm năm 2021 lên 83% vào năm 2022 và 84,6% vào năm 2023.

Khó khăn thứ hai liên quan tới sức mua của người tiêu dùng với 76,9% doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn. Sức mua yếu là hệ quả của suy thoái kinh tế, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu do thu nhập giảm hoặc lo ngại nền kinh tế có thể tệ hơn nữa trong tương lai. Điều này được phản ánh qua mức tiêu dùng cuối cùng khi trong 6 tháng đầu năm chỉ tăng 2,68%, mức tăng thấp hơn tăng trưởng GDP (3,72%) cho thấy tổng cầu nền kinh tế yếu và ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023. Khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, dù là ngành hàng thiết yếu nhưng doanh thu F&B khó có thể bứt phá.

Ngoài ra, người tiêu dùng càng cân nhắc kỹ hơn trong lựa chọn, áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành càng tăng cao. Có 53,8% doanh nghiệp tham gia khảo sát nhận thấy đây là một trong những khó khăn lớn nhất đang hiện hữu trong ngành.

Hai khó khăn được cho rằng sẽ hạ nhiệt trong các tháng cuối năm là rủi ro về lạm phát và sức mua yếu, đây là cơ sở cho những kỳ vọng tích cực về thị trường F&B. Mặt khác, những vấn đề liên quan tới quỹ bình ổn xăng dầu và các mặt hàng này tăng giá khiến lo ngại về chi phí vận hành của ngành F&B cao hơn rõ rệt trong 6 tháng cuối năm (tăng 15,4% so với 6 tháng đầu năm).

Ngành thực phẩm - đồ uống đối mặt nhiều thách thức

Động lực và cơ hội phục hồi

Theo khảo sát của Vietnam Report, tăng trưởng ngành F&B từ nay cho đến cuối năm 2023 chủ yếu dựa trên ba động lực.

Thứ nhất, mặt bằng lãi suất giảm sau những nỗ lực của Chính phủ qua bốn lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành. Đến tháng 8/2023, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại giảm từ 2,0% – 4,0% so với đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đang nỗ lực hạ mặt bằng lãi suất nhưng với mức giảm chậm hơn. Mặt bằng lãi suất giảm giúp doanh nghiệp F&B giảm chi phí vốn vay và tăng khả năng tiếp cận vốn, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và phát triển các kênh phân phối.

Thứ hai, lượng khách quốc tế tăng mạnh tạo cơ hội lớn cho ngành F&B. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế 8 tháng đầu năm 2023 tăng 5,4 lần so với cùng kỳ năm trước, tương đương 69,2% so với cùng kỳ năm 2019 (thời kỳ trước đại dịch COVID-19). Nhiều dấu hiệu cho thấy lượng khách quốc tế đang trong quá trình phục hồi, góp phần quan trọng vào tăng trưởng của ngành F&B trong thời gian tới.

Thứ ba, xu hướng chuyển dịch từ các kênh truyền thống sang hiện đại tiếp tục là một trong những động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp trong ngành. Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report chỉ ra rằng phần lớn người tiêu dùng tại các thành phố lớn mua sắm thực phẩm – đồ uống qua các kênh hiện đại như: Siêu thị, trung tâm thương mại (87,1%), Online (88,7%); và Cửa hàng tiện lợi (59,1%).

Nhận định về sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, xét trong tình hình kinh tế – xã hội từ đầu năm tới nay, cùng những biện pháp kích cầu từ Chính phủ đang được triển khai quyết liệt, tuy niềm tin vào sự phục hồi mạnh mẽ giảm rõ rệt (từ 50,0% năm 2022 xuống 7,7% năm 2023) nhưng 61,5% doanh nghiệp vẫn có kỳ vọng về khả năng phục hồi của nền kinh tế những tháng cuối năm.

Đánh giá triển vọng ngành F&B thời gian tới, phần lớn doanh nghiệp cho rằng thị trường F&B sẽ lạc quan hơn so với những tháng đầu năm. Tuy nhiên, tỷ lệ trên giảm rất nhiều so với năm trước (từ 94,4% xuống 61,6%). Bên cạnh đó, 15,4% doanh nghiệp cho rằng thị trường F&B sẽ khó khăn hơn rất nhiều, trong khi khảo sát năm 2022 không có doanh nghiệp nào nhận định như vậy.

Cũng với báo cáo về bức tranh chung của ngành, Vietnam Report cũng công bố Top 10 Công ty uy tín ngành thực phẩm – đồ uống năm 2023.

Ngành thực phẩm - đồ uống đối mặt nhiều thách thức

Ngành thực phẩm - đồ uống đối mặt nhiều thách thức
Ngành thực phẩm - đồ uống đối mặt nhiều thách thức
Ngành thực phẩm - đồ uống đối mặt nhiều thách thức
Ngành thực phẩm - đồ uống đối mặt nhiều thách thức
Ngành thực phẩm - đồ uống đối mặt nhiều thách thức
Ngành thực phẩm - đồ uống đối mặt nhiều thách thức
Ngành thực phẩm - đồ uống đối mặt nhiều thách thức
Ngành thực phẩm - đồ uống đối mặt nhiều thách thức
M.Hồng

Bình luận